Các thành phần của câu – cấu tạo ngữ pháp câu

I – GHI NHỚ:

Câu được phân tích ra thành nhiều thành phần, trong đó có những thành phần chính và những thành phần phụ.

a – Chủ ngữ (CN):

Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau. Muốn tìm CN, ta đặt câu hỏi: Ai ? Con gì ? Cái gì ? Việc gì ?…

b – Vị ngữ (VN) :

Là một trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có một VN hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu, VN thường đứng sau CN (song đôi khi, để gây sự chú ý, VN cũng được đảo lên trước CN). Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi: ...làm gì ?  …như thế nào ? ….là gì ?

c – Trạng ngữ (TN):

Là bộ phận phận phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. TN bổ sung tình huống cho câu (chỉ thời gian, địa điểm, mục đích , nguyên nhân, phương tiện,…). Câu có thể có hoặc không có TN. TN thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với CN, VN bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều TN. Các TN có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.

Xem thêm:

Các nội dung dưới đây tuy không học trong chương trình SGK nhưng với các em HSG cũng nên tham khảo để các em có cái nhìn tổng thể về mảng kiến thức này.

Định ngữ (ĐN): Là bộ phận phụ của câu. ĐN bổ sung ý nhĩa cho danh từ (DT) trong câu. DT nào trong câu cũng có thể có ĐN. Các ĐN có thể đứng trước hoặc đứng sau DT. ĐN đứng trước chỉ số lượng, khối lượng; ĐN đứng sau chỉ đặc điểm,sở hữu.

       + Bổ ngữ (BN): Là thành phần phụ của câu. BN bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT trong câu. BN phụ cho động từ (ĐT) thêm các ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, cách thức,…BN phụ cho tính từ (TT) thêm các ý nghĩa về đối tượng, mức độ,…của tính chất. ĐT, TT nào trong câu cũng có thể có BN, Các BN có thể đứng trước hoặc đứng sau ĐT, TT.

Lưu ý : TN phụ cho cả khối câu còn ĐN, BN chỉ phụ cho một từ trong câu.

Các bước xác định ĐN (xác định BN cũng thực hiện tương tự):

– Bước 1: Tách câu thành 3 khối lớn ( CN, VN và TN (nếu có ))

        – Bước 2: Xác định DT ( ĐT, TT ) có ở từng khối.

– Bước 3: Tìm những từ đứng trước và sau DT (ĐT, TT), bổ sung ý nghĩa cho DT (ĐT, TT) đó.

        VDChúng em // chăm chỉ / học tập   (yếu tố chăm chỉ được nhấn mạnh).

Tính từ          BN

Chúng em // học tập / chăm chỉ   (hoạt động học tập được nhấn mạnh)

Động từ        BN

Như vậy, nếu trong câu có 2 động từ (hoặc tính từ) thì yếu tố nào được nhấn mạnh (đứng trước) là bộ phận chính; còn yếu tố kia (đứng sau) là bộ phận phụ (làm BN). Đây cũng là cách để ta áp dụng tìm ĐT hoặc TT chính làm VN trong câu.

+ Hô ngữ: Là những từ, ngữ dùng để làm lời hô, gọi, gây sự chú ý ở người nghe hoặc biểu lộ cảm xúc. Hô ngữ thường đứng ở vị trí  đầu hoặc cuối câu.

Lưu ý: Lời hô, gọi, lời bộc lộ cảm xúc nhiều khi được dùng như một câu đơn độc lập, không phải là thành phần câu. Khi đó lời gọi , lời hô không phải là hô ngữ.

VD :      Ôi ! Đẹp quá ! (Ôi là câu độc lập )

 –  Ôi, đẹp quá ! (Ôi là hô ngữ )

       + Bộ phận song song (BPSS) : Những bộ phận đặt cạnh nhau, cùng giữ chức vụ ngữ pháp giống nhau trong câu (cùng là CN, VN, TN, ĐN hoặc BN ) gọi là BPSS. BPSS giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. CN, VN, TN, ĐN, BN đều có thể đặt cạnh nhau làm BPSS. Các BPSS ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng từ chỉ quan hệ: và, hoặc, hoặc là, hay, hay là,…

Lưu ý: Các BP cùng giữ chức vụ ngữ pháp như nhau nhưng phải cùng loại mới là BPSS.

        VDQuyển sách mới của em rất đẹp. (Câu này có từ mới và của em cùng là  ĐN cho quyển sách nhưng không phải là BPSS vì chúng không cùng loại từ).

II – BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1 :

Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau :

  1. a) Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,  trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân  ở một nhà ven đường .
  2. b) Ngoài suối , trên mấy cành cây cao, tiếng chim, tiếng  ve cất lên inh ỏi, râm ran.

Bài 2 :

Tìm CN, VN của các câu sau :

  1. a)Suối chảy róch rách.
  2. b)Tiếng suối chảy róc rách.
  3. c)Sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền.
  4. d)Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền.
  5. e)Tiếng mưa rơi lộp độp,  tiếng mọi người gọi nhau í ới .
  6. f)Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới .
  7. g)Con gà to, ngon.
  8. h)Con gà to ngon.
  9. i)Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.
  10. j)Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả .
  11. k)Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.
  12. l)Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng.
  13. m)Mấy chú dế bị sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ .
  14. n)Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ.
  15. o)Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
  16. p)Sách vở của con là vũ khí. Lớp học của con là chiến trường.

Bài 3 :

Tìm CN, VN, TN của những câu sau :

  1. a) Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười rộn ràng ,vui vẻ.
  2. b) Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương.
  3. c) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự  đứng trang nghiêm.

Bài 4 :

Hãy xác định BPSS trong câu b) của BT3 và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu.

Bài 5:

Chuyển các cặp câu sau thành 1 câu (có BPSS) để cách diễn đạt ngắn gọn hơn.

– Buổi sáng, đường phố đông vui, nhộn nhịp. Buổi chiều, đường phố đông vui, nhộn nhịp.

– Sáng nay, lớp 5A lao động. Sáng nay, lớp 5B lao động.

– Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đẹp của đất nước.

– Sa Pa là một thắng cảnh đẹp của đất nước.

Bài 6 :

Gọi tên các bộ phận in đậm trong các câu sau :

  1. a)Ở Vinh, tôi được nghỉ hè.
  2. b)Tôi được nghỉ hè ở Vinh.

Bài 7 :

Tìm ĐN, BN trong các câu văn sau :

  1. a) Tất cả HS lớp 5A lao động ngoài vườn trường.
  2. b) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế  đứng trang nghiêm.

Bài 8 :

Đặt câu theo cấu trúc sau :

  1. a)TN, TN, CN – VN.
  2. b)TN, CN, CN – VN.
  3. c)TN, CN- VN, VN.
  4. d)TN, TN, TN, CN – VN.
  5. e)TN, TN, CN, CN, – VN, VN.

Bài 9 :

Chỉ ra chỗ sai của các câu sau rồi sửa lại cho đúng :

  1. a)Bạn Lan học và ngoan.
  2. b)Bây giờ ta đi chơi hay là chăm chỉ học?
  3. c)Cô gái đó vừa xinh vừa học kém.

Bài 10 :

Mở rộng các câu sau bằng cách thêm ĐN, BN cho nòng cốt câu :

  1. a)Mây trôi.
  2. b)Hoa nở.

Bài 11:

Với mỗi loại trạng ngữ sau đây, hãy đặt 1 câu: TN chỉ nơi chốn, TN chỉ nguyên nhân, TN chỉ thời gian, TN chỉ mục đích, TN chỉ phương tiện.

 

III – GỢI Ý – ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1 :

  1. a) Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,  trên đường đi công tác,/ Bác Hồ / đến nghỉ chân  ở một nhà ven đường .
  2. b) Ngoài suối , trên mấy cành cây cao,/ tiếng chim, tiếng  ve / cất lên inh ỏi, râm ran.

Bài 2 :

  1. a)Suối / chảy róch rách.
  2. b)Tiếng suối chảy / róc rách.
  3. c)Sóng / vỗ loong boong trên mạn thuyền.
  4. d)Tiếng sóng vỗ / loong boong trên mạn thuyền.
  5. e)Tiếng mưa rơi / lộp độp ,//  tiếng mọi người gọi nhau / í ới .
  6. f)Mưa / rơi lộp độp,// mọi người / gọi nhau í ới .
  7. g)Con gà / to, ngon.
  8. h)Con gà to / ngon.
  9. i)Những con voi về đích trước tiên / huơ vòi chào khán giả.
  10. j)Những con voi / về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả .
  11. k)Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh / lăn tròn trên những con sóng.
  12. l)Những con chim bông biển/ trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng.
  13. m)Mấy chú dế / bị sặc nước ,loạng choạng bò ra khỏi tổ .
  14. n)Mấy chú dế bị sặc nước / loạng choạng bò ra khỏi tổ.
  15. o)Chim / hót líu lo. Nắng / bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió / đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
  16. p)Sách vở của con / là vũ khí. Lớp học của con / là chiến trường.

 

Lưu ý : Ở phần này HS cần xác định đúng mẫu câu (Ai là gì? Ai làm gì ? Ai thế nào ?)

Bên cạnh đó, cần tìm được mục đích thông báo chính của câu là gì.

VD1:

– Câu “Con gà to, ngon” ý nói gì? (ý nói con gà vừa to, vừa ngon. Vậy to và ngon là 2 VN song song, CN là Con gà).

– Câu “Con gà to ngon” ý nói gì? ( vì không có dấu phẩy tách giữa to và ngon nên ta phải  hiểu là: Con gà to thì ngon ( Nội dung thông báo chính ở đây là: Con gà ngon). Vậy VN chỉ là ngon. Còn to là ĐN của DT Con gà. Do đó CN là Con gà to.

VD2 :

– Câu: Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả (hiểu tương tự như trên: Nội dung thông báo có 2 ý. Ý 1 là: Những con voi  về đích trước tiên; ý 2 là: Những con voi huơ vòi chào khán giả. Vậy có 2 VN song song là: về đích trước tiên và huơ vòi chào khán giả, còn CN chỉ là: Những con voi.

– Câu: “Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả” phải hiểu là: Những con voi về đích trước tiên đã huơ vòi chào khán giả (Nội dung thông báo chính là: Những con voi đã huơ vòi chào khán giả). Vậy huơ vòi chào khán giả là VN, còn về đích trước tiên làm ĐN cho Những con voi (đứng ở khối CN ).

– Các câu  k, l, m, n  hiểu tương tự như trên.

Riêng các câu a và b ta cần phân tích như sau:

– Ở câu a: Suối thế nào? (Suối “chảy róc rách”). Do đó: chảy róc rách là VN. Còn Suối là CN .

– Ở câu b: Tiếng suối như thế nào? Nếu nói: Tiếng suối “chảy róc rách” thì vô lý. Ta có thể tìm ra sự vô lý bằng mấy câu hỏi sau:

Hỏi: Tiếng suối có chảy được không ?

Trả lời: Không chảy được mà chỉ nghe được bằng tai.

Hỏi: Vậy tiếng suối ở đây nghe như thế nào ?

Trả lời: nghe róc rách.

Kết luận: Vậy VN phải là róc rách, còn chảy là ĐN của Tiếng suối (đứng ở khối CN).

Các câu c, d, e, f thực hiện tương tự như câu a và b.

Bài 3 :

  1. a) Trên những ruộng lúa chín vàng,/ bóng áo chàm và nón trắng / nhấp nhô, //tiếng nói , tiếng cười / rộn ràng ,vui vẻ.
  2. b) Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân / đua nhau toả hương.
  3. c) Ngay thềm lăng,/ mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự / đứng trang nghiêm.

Bài 4 :

BPSS là “Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân”- Chúng cùng giữ chức vụ làm CN.

Bài 5:

– Buổi sáng, buổi chiều đường phố đông vui, nhộn nhịp.

– Sáng nay lớp 5A và lớp 5B lao động.

– Vịnh Hạ Long, Sa Pa là những thắng cảnh đẹp của đất nước.

Bài 6 :

  1. a)Ở Vinh, tôi được nghỉ hè.  (TN )
  2. b)Tôi được nghỉ hè ở Vinh.   (BN)

Bài 7 :

  1. a) Tất cả  /  HS   / lớp 5A  /  lao động  /  ngoài vườn trường.

ĐN        DT     ĐN           ĐT                 BN

  1. b) Ngay  / thềm  / lăng, /mười tám / cây vạn tuế  /đứng / trang nghiêm.

ĐN      DT      ĐN        ĐN             DT                ĐT      BN

Bài 8 :

VD Sáng nay, đúng 7 giờ sáng, lớp 5A và lớp 5B trồng cây và nhổ cỏ vườn.

Bài 9 :

  1. a) Họcchỉ việc làm (hoạt động), ngoan chỉ tính chất, không tạo thành cặp song song.

       Sửa lại : Bạn Lan chăm chỉ và ngoan ngoãn.

  1. b) Giải thích tương tự ý a)

Sửa lại : …. đi chơi hay học bài?

  1. c) Xinh và học kémkhông phải đều là những nét phẩm chất tốt hoặc xấu nên không tạo thành cặp song song.

Sửa lại : …..vừa xinh vừa học giỏi, hoặc  …..vừa xấu vừa học kém.

Bài 10 :

Ví dụ:  Những đám mây đang trôi lững lờ.

 

Nguồn: tailieutieuhoc

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888757505